Du lịch Nha Trang luôn là điểm đến có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với mọi du khách trong nước và quốc tế. Bên cạnh những danh thắng tuyệt đẹp, thành phố biển còn đưa bạn khám phá ngôi đền trên miền núi – tháp Bà Ponagar độc đáo.
 

Đây là quần thể đền thờ tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm vô cùng nổi tiếng. Vậy tháp Bà Ponagar có gì đặc biệt, bạn hãy cùng Du Lịch Việt tìm hiểu ngay thôi nào!

Vị trí tháp Bà Ponagar

Các trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 2km về phía Bắc, tháp tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ ngay bên bờ sông Cái hiền hòa. Từ xa, du khách dễ dàng nhận thấy hình dáng đặc sắc của tháp Ponagar.

Ý nghĩa tên tháp Bà Ponagar

Tour Nha Trang đến với tháp Ponagar, khách du lịch sẽ được người dân địa phương kể về sự tích quần thể đền thờ. Theo đó, Ponagar là tên người vợ của thần Shiva. Bà sinh ra ở biển khơi, do chính bọt biển cùng mây trời hóa thành nên được coi như món quà biển cả mang đến cho con người.

 



Tháp Bà Ponagar – Điểm đến tâm linh thu hút khách du lịch Nha Trang


 


Bà Ponagar sinh ra đúng vào thời điểm nước dâng, đón bà vào bờ, ngọn núi cúi mình để đưa bà lên cao. Người này đem đến sức sống cho muôn loài nên được người dân địa phương thành kính một lòng tôn thờ. Quần thể kiến trúc tôn giáo bao gồm nhiều tháp với nhau. Song tháp thờ bà Ponagar là lớn nhất nên được dùng để hình thành tên gọi. Du lịch Nha Trang ngoài tháp chính thờ nữ thần Ponagar, du khách còn biết đến các tháp khác thờ thần Shiva, thần Sanhaka, Ganeka.

Khám phá kiến trúc tháp Bà Ponagar

Bố cục toàn bộ khu di tích tháp Ponagar phân chia thành 3 khu. Từ dưới lên trên sẽ tương ứng 3 tầng kiến trúc riêng biệt.

Tầng thấp

Tầng đầu tiên này rất khó để du khách có thể nhận ra. Bởi hầu hết đã không còn giữ được cấu trúc nguyên bản, thay vào đó là tàn tích nhỏ giống như chân cột trụ, bậc đá đất màu che đi nửa kín nửa hở. Nhằm phục vụ hiệu quả các tour du lịch Nha Trang người ta đã tiến hành xây lại các bậc đá hỗ trợ việc di chuyển của du khách diễn ra một cách thuận lợi.

 



Kiến trúc độc đáo của quần thể tháp Bà Ponagar


 


Tầng giữa

Xưa kia, tầng giữa có đầy đủ các bộ phận gồm mái, cột, chức năng giống như nhà khách để mọi người dừng chân nghỉ ngơi. Hoặc sửa soạn đồ lễ trước khi lên chính điện thực hiện nghi lễ. Đặc điểm này khá tương đồng như lối kiến trúc đình, chùa Bắc Bộ với khu nhà dải năm gian nằm ngay hai bên sân chính. Được coi là thủ từ mà đình tiếp khách, hướng dẫn nhân dân sửa soạn lễ khi vào lễ Thánh.

Tổng quan tầng giữa có 10 cột trụ chính, chia thành 2 hàng ở hai bên, chiều cao độ khoảng hơn 3m và đường kính vừa bằng vòng tay người ôm. Rộng ra thêm nữa, khách du lịch Nha Trang sẽ thấy hệ thống cột nhỏ 12 cái, cũng chia 2 hàng nhưng thấp hơn một chút. Sự bố trí hợp lý của cột phân chia đỡ lực do mái áp xuống hiệu quả.

Tầng trên cùng

So với hai tầng dưới, có lẽ tầng trên cùng còn giữ được khá nguyên bản. Hai dãy tháp do bốn bức tường gạch bao bọc đã phải chịu tác động từ con người và thời gian nên nay chỉ còn hai bức tường. Gạch đất nung ứng dụng để xây tháp với các mạch gắn khít tạo nên cảm giác chắc chắn mà chúng ta không hề nghĩ đó là vôi vữa bình thường. Cửa các tháp có hướng nhìn về biển Đông giống như đang đón gió ở ngoài khơi vào.

Du lich Nha Trang ở tầng trên bạn sẽ nhìn thông lên được tận đỉnh tháp Ponagar. Tận mắt chiêm ngưỡng những họa tiết trang trí phong phú, chủ yếu là hình tượng tín ngưỡng quen thuộc với đồng bào người Chăm như thần Tenexa, các tiên nữ, các loài linh vật…

 



Du lịch Nha Trang tham gia lễ hội vía Bà tại khu đền tháp Bà Ponagar


 


Du lịch Nha Trang tham gia lễ hội vía Bà

Lễ vía Bà thường được tổ chức từ ngày 20-23 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Thời điểm này, du lịch Nha Trang đón lượng du khách hành hương về dự vô cùng lớn. Mục đích của lễ hội nhằm tưởng nhớ đến công ơn Thiên Y Ana Thánh Mẫu, người mẹ xứ sở đã dạy người dân cách sinh sống, làm ăn.

Các nghi lễ chính bao gồm:


  • Lễ mục dục (tắm tượng), lễ thay y (tế gia quan) vào giờ Ngọ ngày 20 tháng 3 Âm lịch.

  • Lễ tế sanh, dâng cúng đồ tế và múa bóng mời Thiên Y Thánh Mẫu cùng các bậc thần linh về dự.
  • Lễ cúng Thánh Mẫu theo nghi thức mở đầu bằng lễ khai kinh cầu cho quốc thái, dân an. Còn lễ tế sanh tiến hành giờ Tý của đêm 22 tháng 3 Âm lịch, được thực hiện bởi những bô lão. Lễ cúng chính thức được diễn ra hồi 4 giờ sáng hôm sau…

Tham gia tour du lich Nha Trang bạn sẽ được hòa mình và những các bài múa dân tộc Chăm nổi tiếng như Apsara, tình láng giềng, bến nước tình yêu… Say đắm với điệu khèn Saranai và trống ghi-năng cực kỳ vui nhộn …

Đừng bỏ qua cơ hội khám phá ngồi đền tháp Bà Ponagar trên núi xinh đẹp khi đến với thành phố biển Nha Trang. Hứa hẹn chuyến du lịch Nha Trang của bạn sẽ trở nên trọn vẹn, ý nghĩa và đầy thú vị.